Nhà thầu coi thường pháp luật

In
Nhân danh Nhà nước thực hiện quyền quản lý trong lĩnh vực xây dựng, thi công những công trình dân sinh trọng điểm, các cơ quan chức năng đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ phía các nhà thầu.
 

Theo thống kê mới nhất của Thanh tra Sở GTVT TP.HCM, tính từ tháng 3.2008 đến nay, toàn TP có 422 nhà thầu liên tục trì hoãn, tìm mọi cách né tránh, đối phó để không thực hiện hoặc dây dưa kéo dài việc thi hành 2.500 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt phải nộp lên đến 8,5 tỉ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà thầu này đang chiếm dụng tiền tỉ đáng lý phải nằm trong ngân sách nhà nước để phục vụ các công trình công cộng khác.

Nhiều nhà thầu thi công bê bối, cẩu thả gây ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân - Ảnh: P.T

 

Mỗi nhà thầu nợ hàng trăm biên bản

Đáng lo ngại là những nhà thầu lớn, thi công các dự án trọng điểm của TP lại là đối tượng vi phạm nhiều nhất và cũng chây ỳ nộp phạt nhất.

 

Trong đó, nhà thầu Shimizu (Nhật) thi công dự án Cải thiện môi trường nước đứng đầu bảng “phong thần” với 200 biên bản xử phạt, tương đương tổng số tiền hơn 827 triệu đồng. Tổng công ty xây dựng số 1 (thi công nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn TP như cầu Thủ Thiêm, vệ sinh môi trường, sửa chữa cầu Văn Thánh 2...) còn nợ 150 biên bản xử phạt với số tiền hơn 523 triệu đồng. Tương tự, hàng loạt nhà thầu lớn khác như TOA (Nhật), Liên danh xây dựng VIC, Obayashi (Nhật), Công ty công trình giao thông công chánh, Công ty CP đầu tư và phát triển xây dựng, Công ty liên doanh HUD, Công ty TNHH Trí Việt Thành, Liên danh Dreco - Cienco 5... đều chưa nộp phạt với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Chỉ có sự ràng buộc hợp đồng chặt chẽ và sự giám sát gắt gao của chủ đầu tư mới đủ sức ngăn chặn từ gốc các vi phạm của nhà thầu. Chứ để nhà thầu vi phạm ồ ạt rồi phó mặc cho thanh tra giao thông xử phạt như hiện nay vẫn chỉ là biện pháp chữa cháy, mà những thiệt hại về ùn tắc, tai nạn giao thông, thiệt hại về sinh mạng, của cải… cũng đã xảy ra trên thực tế.

 

Kỹ sư Phan Phùng Sanh - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM

Ông Nguyễn Bật Hận - Phó chánh thanh tra Sở GTVT TP.HCM - cho biết, các nhà thầu này, trong quá trình thi công các công trình thoát nước và giao thông, đã vi phạm hầu như không thiếu một lỗi nào, như: không thực hiện đúng phương án thi công; không thi công cuốn chiếu gây ảnh hưởng an toàn giao thông; để vật tư và máy móc bên ngoài “lô cốt” gây cản trở giao thông; tái lập mặt đường cẩu thả; không khảo sát kỹ trước khi thi công gây hư hỏng các công trình kỹ thuật, làm lún nứt nhà dân; không bố trí người hướng dẫn giao thông bên ngoài “lô cốt”...

Vật tư, rác thải từ một công trình đổ tràn ra đường

Theo ông Hận, thời gian qua thanh tra đã liên tục gửi văn bản đến từng nhà thầu vi phạm để yêu cầu đóng phạt nhưng rất ít đơn vị chấp hành, khiến số tiền xử phạt nợ đọng chồng chất qua các năm.

 

Chủ đầu tư ở đâu?

 

Kỹ sư Phan Phùng Sanh - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM, cho rằng thi công cẩu thả lỗi trước tiên là của nhà thầu nhưng để nhà thầu thi công bê bối, chây ỳ thì trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Chủ đầu tư là đơn vị đại diện Nhà nước, đại diện người dân đứng ra lựa chọn nhà thầu, đốc thúc nhà thầu và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ công trình. Nếu không siết chặt trách nhiệm của chủ đầu tư kèm theo các biện pháp chế tài tương xứng thì tình trạng này sẽ còn tiếp tục.

“Lô cốt” chắn ngang gây ùn tắc giao thông - Ảnh: P.T

Tuy nhiên, ông Sanh cũng cho rằng đơn vị xử phạt có lỗi không nhỏ khi thiếu nghiêm khắc trong xử lý vi phạm của các nhà thầu. Trên thực tế, Nghị định 34/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã tăng mức xử phạt lên hàng chục lần so với trước. Về cơ bản là đủ sức răn đe nhà thầu. Nhưng đến thời điểm hiện tại, rất hiếm nhà thầu vi phạm bị đình chỉ thi công, buộc khắc phục hậu quả theo đúng tinh thần Nghị định 34. Hầu như thanh tra giao thông chỉ xử lý theo kiểu lập biên bản hành chính và yêu cầu khắc phục, song sau đó nhà thầu có nộp phạt và khắc phục hay không lại chưa có cách nào chế tài cho hiệu quả.

Trong quá trình thi công, điều mà người dân trông đợi là sự chủ động của chủ đầu tư trong việc giám sát, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại do hành vi bê trễ, cẩu thả của nhà thầu. Tuy nhiên, gần như chủ đầu tư “bỏ lửng” khâu này và không phải chịu một chế tài nào khi nhà thầu liên tục vi phạm. Ông Sanh cho rằng: “Chỉ có sự ràng buộc hợp đồng chặt chẽ và sự giám sát gắt gao của chủ đầu tư mới đủ sức ngăn chặn từ gốc các vi phạm của nhà thầu. Chứ để nhà thầu vi phạm ồ ạt rồi phó mặc cho thanh tra giao thông xử phạt như hiện nay vẫn chỉ là biện pháp chữa cháy, mà những thiệt hại về ùn tắc, tai nạn giao thông, thiệt hại về sinh mạng, của cải... cũng đã xảy ra trên thực tế”.

   

Đồng quan điểm trên, luật sư Trương Xuân Tám - Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc - cũng cho rằng các biện pháp hành chính nếu làm nghiêm sẽ mang tính răn đe rất lớn. Theo quy định, trong trường hợp nhà thầu không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt, Chánh thanh tra Sở GTVT hoàn toàn có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành bằng cách phối hợp với ngân hàng khấu trừ tiền vi phạm từ tài khoản của nhà thầu để chuyển vào kho bạc. Hoặc yêu cầu chủ đầu tư công trình khấu trừ tiền vi phạm trong quá trình thanh toán cho nhà thầu, tạm giữ máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu... “Trên thực tế, tiền xử phạt vi phạm hành chính được nộp vào ngân sách nhà nước nên đã tạo ra tình trạng cha chung không ai khóc, đây là một nguyên nhân khiến việc đôn đốc nộp phạt không được làm rốt ráo. Chính điều này sẽ tạo nên thói chây ỳ ở nhà thầu, bởi chỉ có ý thức sử dụng luật pháp của đơn vị xử phạt mới tạo ra ý thức tuân thủ luật pháp cho các nhà thầu”, luật sư Tám nhấn mạnh.

 

Lập danh sách “đen”?

 

Theo ông Nguyễn Bật Hận, từ trước đến nay việc cấp phép thi công cho nhà thầu khá dễ dãi, có hồ sơ là cấp phép chứ không cần biết nhà thầu đã vi phạm bao nhiêu lần, vi phạm những lỗi nghiêm trọng nào. Do đó, thanh tra giao thông đang soạn thảo quy định chấn chỉnh việc thi công của các nhà thầu, trong đó ràng buộc trách nhiệm giữa nhà thầu với chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, đơn vị cấp phép (thuộc Sở GTVT hoặc các quận, huyện) trước khi cấp giấy phép thi công cho nhà thầu phải có ý kiến của thanh tra giao thông xác nhận nhà thầu đã hoàn thành các biên bản xử phạt hành chính. Ngoài ra, Sở GTVT cũng sẽ lập danh sách “đen” gồm các nhà thầu thường xuyên vi phạm để kiến nghị UBND TP cấm tham gia đấu thầu xây dựng các công trình hạ tầng đầu tư bằng ngân sách TP.

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM