You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành Giải cứu thị trường bất động sản
 
 

Giải cứu thị trường bất động sản

Email In

Theo Hữu Tuấn

(baodautu.vn) Tại Hội thảo “Vực dậy thị trường bất động sản” diễn ra vào cuối tuần qua, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã hiến kế nhằm cứu doanh nghiệp bất động sản thoát khỏi tình trạng bết bát.

Khó khăn chồng chất



Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản đã mất tính thanh khoản, mất sức mua. Bên cạnh đó, ngành sản xuất xi măng đã tồn kho tới 3 triệu tấn (chưa bao gồm khối lượng xi măng tồn kho ở các đại lý) dẫn đến nhiều nhà máy xi măng phải đóng cửa, vật liệu ốp lát tồn đọng khoảng 50 triệu m2, thép tồn kho 225.000 tấn… Sự đình đốn

Muốn giải cứu doanh nghiệp và thị trường địa ốc thì nên áp dụng cùng lúc nhiều “liều thuốc”

của một số ngành kinh tế động lực trong nhóm ngành bất động sản dẫn đến tình trạng người lao động không có việc làm, hoặc chỉ làm cầm chừng. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, năm 2011, có đến 90% doanh nghiệp bất động sản bị thua lỗ, doanh nghiệp không bán được hàng, trong khi phải trả lãi ngân hàng ở mức rất cao, doanh nghiệp bất động sản lại không thuộc nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi vay vốn ngân hàng.

Giải cứu như thế nào?

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, muốn cứu doanh nghiệp và thị trường bất động sản thì phải áp dụng cùng lúc nhiều “liều thuốc”, như gói cứu trợ, giãn thuế giá trị gia tăng (VAT), giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đẩy nhanh đầu tư công… Vấn đề đầu tiên là phải xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp bất động sản. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình đề án về khả năng cho vay mới, khoanh nợ cũ cho những doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển, xóa nợ bằng dự phòng rủi ro… Bên cạnh đó, sẽ tiến hành các hoạt động mua bán nợ, phân loại nợ, phân loại doanh nghiệp…, với mục tiêu để tiến hành cho vay mới. Năm nay, dự kiến lạm phát sẽ được khống chế ở mức thấp, nên đây là thời điểm thích hợp để thực hiện các khoản đầu tư công theo kế hoạch; sẵn sàng cho ứng trước vốn xây dựng cơ bản của năm 2013 để thực hiện trong năm 2012.

Ông Nguyễn Lam Sơn, Tổng giám đốc Công ty Việt Trust cho rằng, chỉ nên giải cứu địa ốc bằng cách tài trợ cho người mua nhà, vì nếu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhiều quá thì sẽ làm cho thị trường phát triển lệch lạc. “Việc ưu đãi thuế cho doanh nghiệp chỉ có thể xem là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, chỉ có ưu đãi cho người mua nhà mới có thể cứu được thị trường”, ông Sơn nói.


“Tia sáng cuối đường hầm”

Một số yếu tố tích cực liên quan đến vốn cho bất động sản đang hé lộ. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, có thể từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản sẽ có thêm nguồn vốn lớn (khoảng 120.000 tỷ đồng) được “bơm” từ nguồn trái phiếu chính phủ. Theo kế hoạch, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, hiện mới dùng 60.000 tỷ đồng. Ngoài ra, nếu tính cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ tạm ứng trước vốn của năm 2013, thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận gần 200.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến gói giải pháp khoanh nợ 100.000 tỷ đồng tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân cho vay giúp tăng trưởng kinh tế. Đây là nguồn tài chính quan trọng tác động tới nhiều ngành kinh tế, trong đó có địa ốc.

Gần đây, cùng với việc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động, thì lãi suất cho vay mua nhà đang giảm từ 20%/năm xuống 16%/năm. Lãi suất tiết kiệm thấp, nên người dân đang có xu hướng rút tiền gửi ngân hàng chuyển sang kênh đầu tư khác, trong đó có cả bất động sản. Thị trường vàng, ngoại tệ gần đây không có sóng lớn và có dấu hiệu các nhà đầu cơ đang âm thầm rút lui. Dự kiến, trong tuần này, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ Đề án Quỹ tiết kiệm cho người nghèo có sự hỗ trợ của Nhà nước và Quỹ tiết kiệm cho người trung lưu hỗ trợ cho người mua nhà.

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM