You are here: Tin tức Tin tức chuyên ngành
 
 

Tin tức chuyên ngành

Giải pháp ổn định thị trường BĐS

Email In

 

Bộ Xây dựng vừa phối hợp, thống nhất với Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam phân tích, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường BĐSnăm 2011 và một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐStrong thời gian tới nhằm phát triển ổn định, có hiệu quả thị trường này, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục tăng nguồn cung cho thị trường

Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ giữa năm 2007, thị trường BĐS trước năm 2010 (tại khu vực TP.HCM trước năm 2009) vẫn phát triển tích cực, đáp ứng nhu cầu về cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ đô thị, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở của nhân dân, góp phần quan trọng bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Nhiều dự án nhà ở, KĐTM tiếp tục được triển khai tăng nguồn cung cho thị trường.

Báo cáo khẳng định, tình hình giao dịch BĐS kể cả thông qua hệ thống các sàn giao dịch BĐS (bán nhà ở của các DN kinh doanh BĐS) và giao dịch không thông qua sàn giao dịch BĐS (mua, bán nhà ở của người dân) đều chững lại trong năm 2011, đặc biệt là giao dịch trong quý III/2011 rất thấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với từng khoản mục tín dụng BĐScó sự tăng, giảm bất thường; tín dụng cho vay đầu tư xây dựng KCN, KĐT, đặc biệt là cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê (đầu cung) tăng cao tới 76,60%, trong khi cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (đầu cầu) lại giảm nhiều tới 26,97%. Theo báo cáo của một số DN, lãi suất vay tín dụng BĐS trong năm 2010 dao động từ 15 - 17%/năm, năm 2011 có thời điểm đã tăng lên trên 20%/năm nhưng hầu như không ký được hợp đồng tín dụng mới, gây nhiều khó khăn cho DN, nhất là đối với các dự án dở dang. Tại thị trường TP.HCM giao dịch mua, bán nhà ở đóng băng, không có người mua do người dân không thể vay vốn ngân hàng, một phần do lãi suất quá cao, một phần do tâm lý chờ đợi (mất niềm tin) thị trường tiếp tục giảm giá. Tại thị trường Hà Nội, tình hình khả quan hơn, những dự án có vị trí tốt, giá bán hợp lý vẫn có giao dịch.

Sẽ tiến hành tái cơ cấu đầu tư

Bộ Xây dựng nhận định, những cơn sốt giá nhà ở một vài năm vừa qua, lợi nhuận trong kinh doanh BĐS cao đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường dẫn đến các DN đã đổ xô vào đầu tư phát triển BĐS, kể cả các DN không có kinh nghiệm và năng lực tài chính; dư nợ cho vay các dự án BĐS tăng nhanh; việc tập trung đầu tư quá lớn vào phân khúc BĐS cao cấp, việc cấp phép phát triển dự án tại các địa phương thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thậm chí nhiều địa phương cấp phép dự án nhà ở với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật và xã hội đủ để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu về nơi ở, đã tạo nên những khu nhà ở bỏ hoang, lãng phí đất đai, tiền của của xã hội. Tình trạng phát triển đô thị thiếu quy hoạch, kế hoạch, phát triển tự phát còn diễn ra phổ biến. Các dự án phân lô, huy động vốn tràn lan tạo nên nguồn cung ảo tăng vọt và nhiễu thông tin dự án, góp phần làm cho thị trường phát triển thiếu lành mạnh.

Chỉ tính riêng tại TP Hà Nội khi rà soát để lập Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, số lượng các đồ án, dự án đang triển khai hoặc đang trong giai đoạn quy hoạch là 785 đồ án, dự án với quy mô 59.078ha; sau khi rà soát, UBND TP Hà Nội đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục triển khai (đợt 1) là 240 đồ án, dự án với quy mô 9.502ha, trong đó có 150 đồ án, dự án đô thị và nhà ở với quy mô 5.125,8ha. Theo tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành (khu vực đô thị từ 200 - 250 người/ha) thì chỉ với 150 đồ án, dự án đô thị và nhà ở nói trên đã có thể đáp ứng nơi ở cho khoảng 1 - 1,3 triệu người (gần bằng 1/2 dân số đô thị của Hà Nội tại thời điểm tháng 4/2009 là 2,6 triệu người).

Bộ Xây dựng khẳng định, ở Việt Nam, thị trường BĐS hàng hóa còn nhỏ bé so với thị trường BĐS phi hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực nhà ở. Nhu cầu về BĐS, nhất là nhà ở lớn. Mặt khác, thị trường BĐSthứ cấp, chứng khoán hóa thị trường BĐSở nước ta hầu như chưa có; dư nợ tín dụng BĐSchiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của toàn hệ thống tín dụng. Vì vậy, việc giao dịch nhà ở thương mại trầm lắng hiện nay cũng chỉ là tạm thời hoặc ở một số phân khúc thị trường nhất định, do đó nguy cơ "bong bóng" và đổ vỡ do "bong bóng" BĐSlà thấp. Tuy nhiên, giá BĐS giảm về gần giá trị thực cũng là tín hiệu tốt để các đối tượng tham gia thị trường tiến hành tái cơ cấu đầu tư, người có nhu cầu thực có khả năng tiếp cận hàng hóa phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình.

Kiểm soát hiệu quả dòng vốn

Bộ Xây dựng và NHNN Việt Nam nhận định, xu hướng phát triển của thị trường BĐS trong thời gian sắp tới, nếu tiếp tục một thời gian dài chính sách kiểm soát tín dụng chặt chẽ, dư nợ tín dụng bất động sản tiếp tục giảm số tuyệt đối như hiện nay, thị trường BĐS sẽ tiếp tục đóng băng. Do vậy, Bộ Xây dựng và NHNN Việt Nam thống nhất đề xuất kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS để chống đầu cơ, nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường BĐS, với các biện pháp :

Việc giao dịch nhà ở thương mại trầm lắng hiện chỉ là tạm thời hoặc ở phân khúc thị trường nhất định, nguy cơ "bong bóng" và đổ vỡ do "bong bóng" BĐS là thấp.

Một là tiếp tục thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Chính phủ giảm tốc độ và tỷ trọng tín dụng BĐS nhưng cần phải có lộ trình hợp lý, tránh giảm đột ngột, gây sốc cho thị trường. Điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay đối với từng khoản mục tín dụng BĐS. Một số khoản mục phải giảm tỷ trọng, như: Vay xây dựng KĐT; vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê; vay xây dựng để chuyển nhượng trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán; vay mua quyền sử dụng đất hoặc bồi thường GPMB. Đối với một số khoản mục cần phải tăng tỷ trọng cho vay, như: Vay xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà, xưởng) phục vụ SXKD, vay mua nhà để ở, vay để hoàn thiện các dự án đã gần hoàn thành để tăng tính thanh khoản cho sản phẩm, bán và thu hồi vốn đầu tư. Cần sớm nghiên cứu thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà. Đồng thời nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác BĐS để tạo thêm nguồn cung cấp vốn ngoài các tổ chức tín dụng cho thị trường BĐS.

Hai là tăng cường công tác quản lý, kiểm soát bảo đảm thị trường BĐS, nhất là BĐS nhà ở phát triển cân đối giữa cung và cầu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai, bảo đảm tính đồng bộ về hạ tầng của các KĐTM. Tổ chức rà soát, kiên quyết không cho phép triển khai các dự án không có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, không có khả năng kết nối hạ tầng và cung cấp dịch vụ đô thị; thực hiện nghiêm túc quy định về hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở, kiểm soát chặt chẽ tiến độ cam kết của các chủ đầu tư, của người mua nhà trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hoàn thiện nhà ở.

Ba là tiếp tục đẩy mạnh các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm (nhà ở cho công nhân KCN, nhà cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; nhà ở cho học sinh, sinh viên; nhà ở cho các hộ nghèo ở nông thôn) bảo đảm an sinh xã hội.

Bốn là sớm giải quyết các vướng mắc về xác định giá đất, nộp thuế thu nhập cá nhân trong kinh doanh BĐS.

Năm là tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm trong đầu tư và kinh doanh BĐS. Các cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở và thị trường BĐS tại các cấp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục đầu tư; về huy động vốn và mua bán, chuyển nhượng của các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, KĐTM để quản lý tốt thị trường. Kiểm tra thường xuyên các sàn giao dịch BĐS, kịp thời phát hiện và uốn nắn các sai phạm về giao dịch, mua bán, thực hiện các dịch vụ trong kinh doanh BĐS. Kiên quyết xử lý những sàn giao dịch BĐS cố tình vi phạm pháp luật trong giao dịch và những hành vi gian dối, “làm giá” gây mất ổn định thị trường.

Bộ Xây dựng và NHNN Việt Nam cảnh báo có những nguy cơ mất khả năng thanh khoản cục bộ tại một số tổ chức tín dụng nếu những tổ chức tín dụng đó tài trợ cho các dự án thiếu tính khả thi, tài trợ các phân khúc BĐS cao cấp có tính thanh khoản thấp. Các tổ chức tín dụng có tỷ trọng tín dụng BĐS quá lớn trong tổng dư nợ tín dụng hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng thực chất là cho vay BĐS cũng có nguy cơ mất khả năng thành khoản. Đầu tư BĐS thông qua các Cty thành viên, khi thị trường trầm lắng kéo dài, DN không bán được sản phẩm thì nguy cơ mất vốn rất cao, gây nên sự bất ổn của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Một số hiện tượng vỡ “tín dụng đen” có liên quan tới BĐS gần đây là những cảnh báo cần được xem xét.

Hơn 7600 tỷ đồng khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20

Email In

Theo Quyết định số 2525/QĐ-BGTVT, Bộ GTVT sẽ tiến hành khời công Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 nối tỉnh Đồng Nai đến Lâm đồng với tổng mức đầu tư dự kiến 7.648 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư thành phần I của dự án là 4.466 tỷ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT).

Theo dự kiến ngày 23/12, Bộ GTVT sẽ khởi công dự án thành phần I (Km0 - Km123) thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 tại ngã ba Lộc Sơn – Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Trong cuộc họp báo diễn ra ngày 16/12, Thứ trưởng Trương Tấn Viên nhấn mạnh: “Đây là công trình hạ tầng giao thông đặc biệt quan trọng phục vụ công tác vận chuyển sản phẩm cho tổ hợp Bauxite Nhân Cơ và đáp ứng nhu cầu giao thông của các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và các địa phương trong vùng”.

Quốc lộ 20 đã xuống cấp đang phải “cõng” xe chở bauxite (ảnh: Thi Hoàng)

Qua hơn 30 năm khai thác, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó, QL20 là tuyến huyết mạch nối Tp Hồ Chí Minh với Tp Đà Lạt, một đoạn tuyến giao thông quan trọng phục vụ vận chuyển phát triển ngành công nghiệp nhôm nên việc cải tạo tuyến đường càng trở nên cấp thiết.

Khi thực hiện dự án, hướng tuyến cơ bản của tuyến đường vẫn bám theo QL 20 hiện tại và chất lượng đường được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, cấp III miền núi và cấp IV miền núi. “Mặt đường sau khi được cải tạo có thể phép mọi loại xe vận tải hoạt động, trừ xe quá tải và xe chuyện dụng công trường”, Thứ trưởng Viên khẳng định.

Dự án thành phần I có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 123,1 km, trong đó chiều dài tuyến cần khôi phục, nâng cấp cải tạo là 109,55 km, xây mới 6 cầu (1 cầu lớn 3 cầu trung và 2 cầu nhỏ); còn lại là 13,55 km đã xây dựng. Tổng mức đầu tư là 4.466 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức BT. Dự án được giao cho Ban quản lý 7 (Tổng cục đường bộ VN) quản lý, chủ đầu tư được chỉ định là Liên doanh Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý giao thông Cửu Lông, Công ty TNHH Đông Mê Kong, Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí I, TCT vật liệu xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng.

Thời gian thực hiện dự án là 36 tháng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014.

Theo Văn Thanh baogiaothongvantai.com.vn

Đất ngoại thành Hà Nội "mỏi mòn" chờ người mua

Email In

Giá đất ngoại thành Hà Nội đã giảm 50% nhưng vẫn các giao dịch vẫn "giậm chân tại chỗ," chưa thu hút được người mua.


Cuối năm trước và khoảng 4-5 tháng đầu năm, giới đầu tư đất ùn ùn kéo nhau ra ngoại thành mua đất. Giá đất các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Hoài Đức... được đẩy lên từng ngày.


Nhất là khu vực bên bờ Bắc Sông Hồng, "nghe ngóng" rồi sẽ có những dự án lớn, những cây cầu vượt sông Hồng khiến cho đất khu vực này "sốt xình xịch". Ngay cả đất nông nghiệp ở Đông Anh, Sóc Sơn cũng được mua với giá cao. Người người đổ xô đi mua đất ngoại thành với tâm lý "không nhanh chân thì hết."

Một dự án đất ở Sóc Sơn. Ảnh minh họa. (Nguồn: landtoday.net)

Ông Nguyễn Văn Can (Đông Ngàn, Đông Anh, Hà Nội) cho biết: "Trước Tết, tôi bán mảnh đất 200m2 với giá 15 triệu đồng/m2. Nhưng mảnh đất ấy đã bán sang tay đến 7 đời chủ rồi. Giá bán gần đây nhất là 43 triệu đồng/m2 chỉ mua đi, bán lại mà lãi quá, còn đất của mình bán chẳng được bao nhiêu. Tuy nhiên, hiện tại, người chủ mới muốn bán nhưng không có người mua. Người ta bảo đất lại xuống rồi."

Ông Can cũng cho biết thêm, lúc đất đang sốt dẫn khách đến xem qua là bán được ngay, nay vài người đến xem rồi, chủ mới vẫn nhăn nhó, không bán được và kêu lỗ từng ngày.


Đến nay, đất ở các khu vực ngoại thành rao bán rất nhiều, giá hạ xuống chỉ còn 25 triệu đồng/m2 tại các xã khu vực gần cầu Đông Trù. Như vậy, so với thời điểm giá đất được “thổi” cao đỉnh điểm 50 triệu đồng/m2 thì hiện nay giá chcòn một nửa nhưng chẳng thấy ai hỏi mua đất.

Nhìn nhận vấn đề này, bà Phạm Nguyệt Nga, chuyên môi giới bất động sản cho rằng: "Người có nhu cầu để ở thì lại không tìm mua đất ngoại thành mà chủ yếu là người đầu tư “lướt sóng”. Nhà đất giờ đang giảm mạnh, người có tiền mua để ở sẽ đầu tư các quận nội thành, còn người đã trót mua để “lướt sóng,” trước sức ép thu hồi tiền phải bán tháo chấp nhận lỗ".

Theo TTXVN/Vietnam+

Thiết kế quy hoạch và phương án kiến trúc dự án xây dựng Trung tâm điều khiển vệ tinh nhỏ

Email In

 

Đây là dự án của nhà nước về giám sát tài nguyên, thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1) do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ đầu tư. Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, Viện KHCN Xây dựng thực hiện việc thiết kế quy hoạch và phương án kiến trúc dự án xây dựng trên

Được xây dựng tại HHTP trên diện tích 2ha, công trình có tính trọng điểm quốc gia nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và là một trong những bước chuẩn bị để đến năm 2012 Việt Nam sẽ phóng vệ tinh thứ hai mang tên VNREDSat-1 vào không trung. Để đạt được hiệu quả tốt nhất cho giải pháp thiết kế hình thức công trình, Viện KHCN Xây dựng đã đưa ra một số đề xuất tiêu chí như: phù hợp với cảnh quan khu công nghệ cao Hòa Lạc, thể hiện được tính đặc trưng về ngành nghiên cứu công nghệ cao, tạo được điểm nhấn riêng cho công trình, sử dụng công nghệ cao, sử dụng thủ pháp hiện đại để thiết kế hình thức. Kết quả phương án thiết kế của Viện được chủ đầu tư đánh giá cao và trong tương lai công trình sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành khoa học vũ trụ trong nước

(www.ibst.vn)


(CN: LD)


Công bố Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Email In

Lễ công bố Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHC đô thị Vĩnh Phúc) đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức ngày ngày 15/12. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Vọng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị… đã đến dự buổi lễ.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng nhấn mạnh: Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh thuộc quy hoạch vùng Thủ đô, vùng lan toả của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và có 3 vùng sinh thái rõ rệt gồm đồng bằng, trung du và miền núi. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh lân cận và trong cả nước.

Nhằm phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng về hạ tầng giao thông, tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Bộ Xây dựng, mời tư vấn Nikken Sekkei (Nhật Bản) nghiên cứu lập QHC đô thị Vĩnh Phúc (với đô thị lõi trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc theo mô hình tập trung liên kết đa cực) làm tiền đề xây dựng và hình thành TP Vĩnh Phúc trong tương lai trên cơ sở hợp nhất các trọng điểm phát triển đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên và một số các huyện lân cận với qui mô quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc khoảng 320 km2, dân số đô thị khoảng 1-1,2 triệu dân. Ngày 26/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đồ án quan trọng này.

Sau khi QHC đô thị Vĩnh Phúc được phê duyệt, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình lập QH phân khu, QHCT các khu chức năng đô thị nhằm thực hiện hóa QH, thúc đẩy phát triển hạ tầng, phát triển công nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng...

Chủ tịch Phùng Quang Hùng nhấn mạnh: Việc lập QH đã khó nhưng việc quản lý xây dựng theo QH còn khó hơn, do vậy thời gian tới, lãnh đạo tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý xây dựng theo QH.

Đại diện chủ đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Đạm đã báo cáo về quá trình triển khai lập đồ án QHC đô thị Vĩnh Phúc.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đáng giá cao sự nỗ lực, chủ động của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong việc với hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu lập đồ án QH. Bộ trưởng cũng đánh giá cao tư vấn Nikken Sekkei và các chuyên gia, các hội nghề nghiệp đã giúp đồ án QHC đô thị Vĩnh Phúc có chất lượng tốt, tiêu chuẩn cao.

Bộ trưởng đề nghị: Việc đồ án được phê duyệt có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc tuy nhiên, để đồ án đi vào cuộc sống, còn rất nhiều việc phải làm, tỉnh Vĩnh Phúc cần quan tâm, tập trung vào một số công việc. Thứ nhất, UBND tỉnh cần khẩn trương phổ biến QH sâu rộng đến các ngành, các cấp, nhân dân, tạo sự đồng cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện tốt QH.

Thứ hai, Vĩnh Phúc tiếp tục khẩn trương triển khai lập các QH phân khu, QH chi tiết cụ thể hóa QHC, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.

Thứ ba, Vĩnh Phúc tập trung quản lý tốt công tác xây dựng theo QH.

Thứ tư, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tập trung chỉ đạo soạn thảo và ban hành quy đinh quản lý QHC đô thị Vĩnh Phúc, quy chế quản lý QH, kiến trúc toàn đô thị.

Thứ năm, Vĩnh Phúc cũng với các ban ngành tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đô thị, nhất là cơ chế huy động các nguồn lực để phát triển đô thị.

Thứ sáu, Vĩnh Phúc với tư cách là địa phương thuộc vùng Thủ đô Hà Nội cùng với Hà Nội và các địa phương trong vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ xem xét điều chỉnh QH vùng thủ đô trong thời gian tới.

Về phía Bộ Xây dựng, Bộ trưởng cho biết: Vĩnh Phúc là đô thị đầu tiên thực hiện QH theo cách làm này. Bộ Xây dựng sẽ hướng dẫn Vĩnh Phúc triển khai QH phân khu và QH chi tiết cũng như kịp thời tháo gỡ các vướng mắc.

Bộ trưởng cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục phối hợp, trợ giúp UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong việc triển khai QH ở giai đoạn tiếp theo, thu hút các nguồn lực hay các giải pháp phát triển đô thị... Để Vĩnh Phúc không chỉ là đô thị đối trọng của thủ đô mà góp phần giảm tải cho Thủ đô về dân số và hạ tầng…

Về phía tỉnh Vĩnh Phúc, Bí thư Phạm Văn Vọng cũng chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban ngành tập trung triển khai các nội dung công việc nói trên. Bên cạnh đó, Bí thư còn yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý đầu tư xây dựng. Trước mắt UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng khung hạ tầng chính, một số trục giao thông hiện đại huyến mạch của tỉnh. Bí thư cũng giao sở Xây dựng chủ trì, mời các đơn vị tư vấn uy tín trong và ngoài nước lập QH phân khu, kịp thời tham mưu cho tỉnh trong quá trình quản lý và phát triển đô thị, bảo đảm đô thị Vĩnh Phúc phát triển hiệu quả và bền vững.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng đã trao hồ sơ QHC cho chủ tịch 7 thành, huyện trong tỉnh để tiếp tục phổ biến tuyên truyền sâu rộng quy hoạch cho các cấp và nhân dân để thực hiện triển khai.

Theo đó, thực hiện mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV “Phấn đấu đủ các yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”, cuối năm 2006, đầu năm 2007 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Sở Xây dựng đề xuất lập QHXD vùng tỉnh và QHC lõi đô thị trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng đã khảo sát một số đơn vị tư vấn quốc tế và đã báo cáo UBND tỉnh, mời Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) nghiên cứu đề xuất ý tưởng QH.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ QHC đô thị Vĩnh Phúc,tháng 3/2009, Sở xây dựng ký kết hợp đồng tư vấn lập quy hoạch với Nikken Sekkei Civil Engineering LTD. Trong quá trình lập quy hoạch, Sở Xây dựng luôn được sự chỉ đạo sát sao lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trịnh Đình Dũng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khóa XIV (nay là Bộ trưởng Bộ Xây dựng) trong việc thực hiện nội dung Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và kế hoạch triển khai thực hiện theo hợp đồng. Đơn vị tư vấn đã phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tổ chức 6 cuộc họp báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, các Sở ngành, địa phương và lấy ý kiến HDND tỉnh đồng thời triển khai 2 cuộc hội thảo xin ý kiến các Bộ, ngành trung ương, các nhà khoa học, các Hội nghề nghiệp…

Ngày 24/3/2011 Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức hội nghị thẩm định đồ án QHC đô thị Vĩnh Phúc.

Ngày 26/11/2011Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đồ án.

 

Theo quy hoạch, đô thị Vĩnh Phúc bao gồm TP Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.860 ha. Đô thị Vĩnh Phúc là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc với các ngành chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ, đào tạo – khoa học và du lịch – nghỉ dưỡng. Đô thị Vĩnh Phúc cũng là một trong những trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hóa, đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và quốc tế.

Dự báo quy mô dân số đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020 đạt khoảng 660 nghìn người, diện tích đất xây dựng đô thị là 19.330 ha, đến năm 2030, dân số đạt khoảng 1 triệu người, diện tích đất xây dựng đô thị là 31.860 ha.

Cũng theo quy hoạch, hướng phát triển đô thị Vĩnh Phúc là gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, lấy TP Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên làm trung tâm, từ đó mở rộng phạm vi đô thị hóa ra các vùng lân cận.

Đô thị Vĩnh Phúc sẽ được xây dựng thành đô thị tập trung, đa cực, kết nối với các khu chức năng dựa trên hệ thống giao thông công cộng hiện đại và đồng bộ. Đô thị này sẽ phát triển đồng tâm, tạo vành đai xanh ven đô và các hành lang xanh cách ly môi trường, giữ gìn cần bằng sinh thái. Trục không gian Bắc – Namvới chức năng là trục giao thông, kiến trúc cảnh quan, thoát nước gắn kết với các di tích văn hóa lịch sử và các công trình phục vụ quan trọng sẽ được hình thành.

JPAGE_CURRENT_OF_TOTAL

 
 
 
 

Xem thêm những dịch vụ cung cấp quần áo vest nam đẹp, mạ vàng điện thoại, sửa xe đạp điện, thông tắc chậu rửa bát và dịch vụ hút bể phốt được nhiều đợn vị và cá nhân bình chọn tại Hà Nội và TPHCM